Tướng lĩnh cấp cao dưới quyền Perdiccas Seleukos_I_Nikator

Ptolemaios I, một tướng lĩnh dưới quyền Alexandros đại đế, đã được chỉ định làm phó vương của Ai Cập. Về sau, Ptolemaios tuyên bố Ai Cập độc lập và tự xưng là pharaông.

Alexandros Đại đế qua đời ở Babylon vào ngày 10 tháng 6 năm 323 TCN mà không có người thừa kế. Một vị tướng của ông, Perdiccas, trở thành Hộ Quốc công cho toàn bộ đế quốc của Alexandros, trong khi người anh cùng cha khác mẹ của Alexandros yếu đuối về mặt thể chất và tinh thần là Arrhidaeus được chọn làm vua, với tên là Philipos III của Macedonia. Người con chưa được sinh ra của Alexandros, Alexandros IV, cũng được đặt tên theo cha và xem là người thừa kế. Tuy nhiên, trong cuộc phân chia tại Babylon, phần lớn lãnh thổ của Macedonia đã bị chia sẻ một cách hiệu quả giữa các thống chế của Alexandros. Seleukos đã được chọn để chỉ huy lực lượng Chiến hữu kị binh (hetaroi) và được bổ nhiệm đầu tiên vào nhóm thẩm phán tòa án chiliarch. Điều này đã đưa ông trở thành tướng lĩnh cấp cao trong Quân đội Hoàng gia chỉ sau Hộ quốc công và Tổng tư lệnh Perdiccas. Khá nhiều người hỗ trợ mạnh mẽ cho Perdiccas bao gồm Ptolemaios, Lysimachos, PeithonEumenes. Quyền lực của Perdiccas phụ thuộc vào khả năng ông ta có thể giữ được đế chế rộng lớn của Alexandros và buộc các quan Tổng đốc (Satrap) tuân theo ông. Tuy nhiên, chiến tranh đã sớm nổ ra giữa Perdiccas và các Diadochi khác. Để giữ vị trí của mình, Perdiccas đã cố gắng lập gia đình với em gái của Alexandros là Cleopatra, nhưng điều này không mang lại nhiều tác dụng.[8]

Cuộc chiến tranh Diadochi lần thứ nhất xảy ra khi Perdiccas đưa linh cữu của Alexandros về Macedonia để mai táng. Tuy nhiên, Ptolemaios đã đánh cắp và mang linh cữu tới Alexandria. Perdiccas và quân của mình sau đó đã đến Ai Cập. Để chống lại, Ptolemaios bắt tay với phó vương của Media là Peithon, và chỉ huy của Argyraspides, Antigenes. Cả hai đều là tướng lĩnh dưới quyền Perdiccas, và đã thực hiện vụ ám sát ông ta. Cornelius Nepos đề cập rằng Seleukos cũng tham gia vào âm mưu này, nhưng điều này là không rõ ràng.[9]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Seleukos_I_Nikator http://www.henry-davis.com/MAPS/Ancient%20Web%20Pa... http://freepages.genealogy.rootsweb.com/~jamesdow/... http://perseus.mpiwg-berlin.mpg.de/cgi-bin/ptext?l... http://www.perseus.tufts.edu/cgi-bin/ptext?doc=Per... http://digicoll.library.wisc.edu/cgi-bin/Literatur... http://virtualreligion.net/iho/antiochus_1.html http://virtualreligion.net/iho/seleucus_1.html http://www.attalus.org/translate/malalas.html http://www.livius.org/ap-ark/appian/appian_syriaca... http://www.livius.org/cg-cm/chronicles/bchp-diadoc...